Xây dựng nhà xưởng và quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng.

Xây dựng nhà xưởng là quá trình tạo ra những ngôi nhà với diện tích lớn hơn rất nhiều lần so với nhà ở, và ở đó người lao động, doanh nghiệp sẽ sản xuất và cho ra đời những sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Nhà xưởng là gì? Và vai trò đối với doanh nghiệp sản xuất:

Nhà xưởng, hay còn được biết đến là nhà sản xuất, hoặc cụm sản xuất là nơi để các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng.

Một nhà xưởng tốt có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp sản xuất bởi nó là nơi thực hiện công tác sản xuất, là môi trường làm việc của người lao động.

Ngày nay nhà xưởng là nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một khu vực, thành phố hoặc cả đất nước.

Đây là nơi thường được tập trung thành các khu công nghiệp, với quy mô nhiều nhà sản xuất cùng tồn tại trong một không gian, nhằm giúp quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản xuất.

Vì vậy một nhà xưởng đạt yêu cầu là nơi đáp ứng được không gian làm việc tốt nhất cho người lao động, để có thể tạo ra được những sản phẩm tốt nhất, cũng như năng suất làm việc cao nhất.

Nhà xưởng sản xuất và đóng gói thùng gỗ

Quy trình thiết kế và xây dựng nhà xưởng:

Để có thể hoàn thiện một nhà xưởng đạt được tiêu chuẩn cho việc sử dụng trong sản xuất thì quá trình này cần phải trải qua thiết kế, đo đạc, tính toán các thông số và yêu cầu nhằm đưa ra thiết kế tốt và hợp lý nhất.

Quy trình thiết kế nhà xưởng:

Thiết kế là một trong những công đoạn quan trọng trong việc xây dựng nhà xưởng, nó có nhiệm vụ định hình ban đầu cho các ý tưởng, giúp cho chủ đầu tư, đơn vị thi công có những tính toán chính xác nhất.

Giai đoạn khảo sát lập phương án xây dựng:

Bước đầu tiên trong giai đoạn này là tiếp nhận thông tin cũng như tiến hành khảo sát thực địa sau đó đưa ra phương án thiết kế tổng quát.

Tiếp theo đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư dựa trên số liệu thực đia đưa ra phương án về công nghệ, cũng như giải pháp hạ tầng để công trình có thể thi công được tiến hành một cách phù hợp.

Kế đến là đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án về kiến trúc nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc, thiết kế để tạo ra không gian phù hợp nhất và đội ngũ thi công tiếp tục đưa ra các đề án, giải pháp về bảo vệ môi trường, phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Và cuối cùng sẽ dựa trên các kiến trúc, thiết kế ở trên để đưa ra phương án phù hợp cho kết cấu móng sao cho thích hợp với địa chất tại khu vực thi công nhà xưởng. Đề ra các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn về xây dựng được áp dụng khi xây dựng nhà xưởng.

Giai đoạn vẽ bản thiết kế sơ bộ:

Khi đã có kế hoạch và phương án thích hợp để cho quá trình xây dựng nhà xưởng được thông quá thì các kỹ sư sẽ chuyển đổi ra thành các bản vẽ kỹ thuật giúp hiện thực hóa ý tưởng.

Các bản vẽ này sẽ thể hiện toàn bộ mặt bằng được sử dụng để xây dựng thi công, cũng như mặt bằng của từng hạng mục và bản vẽ 3D phối cảnh cho công trình khi hoàn thiện, qua đó giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể về dự án sau khi hoàn thành.

Ngoài ra các bản vẽ cũng sẽ thể hiện thông tin về hệ thống PCCC cũng như hệ thống thoát hiểm, tùy thuộc vào từng công trình vã lĩnh vực sản xuất mà các thiết kế cũng sẽ có khác nhau.

Giai đoạn vẽ bản vẽ chi tiết và dự trù kinh phí:

Sau giai đoạn bản vẽ sơ bộ, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ dựa trên đó để trao đổi, bổ sung, sửa chữa để đi đến phương an thi công cuối cùng, và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư sẽ hoàn thành bản vẽ.

Bản vẽ này sẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết xây dựng, từ chi tiết về cấu tạo, đến kết cấu móng, hay khung thép tiền chế, giầm, điểm kết nối cũng như quy cách vật liệu và bản vẽ M&E, hệ thống PCCC, cấp thoát nước và thoát hiểm.

Cùng với giai đoạn này chủ đầu tư cũng cần tiến hành xin cấp phép xây dựng, cấp phép PCCC và phía chủ thầu, đơn vị thi công cũng sẽ lập bảng dự trù kinh phí xây dựng, bảng khối lượng công việc cho các hạng mục thi công.

Bản thiết kế 3D của nhà xưởng

Quy trình xây dựng nhà xưởng:

Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế cũng như xin giấy phép xây dựng thì đơn vị thi công sẽ tiến hành chuẩn bị nhân lực đội ngũ để bắt đầu thi công.

Chuẩn bị kho bãi tiếp nhận, kiểm kê, bảo quản vật tư:

Quá trình xây dựng thì vật tư là điều không thể thiếu, khi thi công có thể mất một thời gian và một lượng lớn vật tư nên cần chuẩn bị kho để có thể bảo quản cũng như chứa vật tư.

Tiến hành kiểm kê để có số liệu báo cáo cho chủ đầu tư, cũng như kiểm soát được đầu vào, đầu ra của vật tư, tránh bị thất thoát.

Thi công móng, nền nhà xưởng:

Để xây dựng một kiến trúc trên mặt đất, chúng ta cũng cần phải thiết kế móng, nền để tạo một mặt bằng chắc chắn, chống đỡ các phần kiến trúc trên mặt đất.

Về cơ bản thì thi công nền móng của nhà xưởng, cũng sẽ tương tự như việc xây dựng các kiến trúc khác bằng cách chuẩn bị mặt bằng.

Khi có mặt bằng thì tiến hành san lấp sao cho phù hợp, kế đến sẽ là định vị trục tim chính là vị trí các móng cột được thi công theo bản vẽ.

Tiếp đến sẽ là đào móng hàng rào và thi công móng và đà kiềng, khi đã hoàn thành các bước trên thì tiến hành lu lèn nến đất, đá cho bề mặt xưởng.

Cuối cùng khi thực hiện xong các việc trên đơn vị thi công sẽ tiến hành làm cốt thép cũng như đổ bê tông nền cho nhà xưởng.

Xây dựng khung thép cho nhà xưởng

Lắp ráp hoàn thiện khung thép nhà xưởng:

Sau khi hoàn thành được bề mặt nền cho nhà xưởng, chúng ta tiến hành lắp đặt khung thép cho nhà xưởng, đây là một bước quan trọng nhất trong quy trình, vì nó đảm bảo cho tuổi thọ cũng như chất lượng của công trình.

Phần khung thép đóng vai trò là bộ khung xương của toàn bộ nhà xưởng, nên nó cần được thi công đảm bảo độ vững chắc, chính xác.

Quá trình lắp ráp sẽ tiến hành với việc lắp khung sắt, cột thép trước, đây là phần đã được gia công sẵn và vận chuyển tới vị trí xây dựng để lắp đặt.

Sau khi lắp đặt xong khung thép, tiếp theo sẽ tiến hành lắp xà gồ, giăng lại để tăng tính ổn định của khung cũng như xà gồ tăng độ kiên cố cho khung thép nâng phần mái, quá trình lắp ráp và cố định cần độ chính xác cao, và chắc chắn.

Khung thép được sản xuất sẵn và vận chuyển đến lắp ráp

Lắp đặt mái cho nhà xưởng.

Khi phần khung được lắp ráp xong, đơn vị thi công sẽ lắp đặt mái cho nhà xưởng, việc lợp mái cũng cần chính xác để tránh bị hở, và rò rỉ nước sau khi hoàn thành.

Ngoài ra trong quá trình lắp đặt mái tôn, cần tính toán đến thiết kế chống nóng để giúp cho nhà xưởng có một bầu không khí dễ chịu hơn đảm bảo cho công việc của công nhân.

Xây dựng phần tường, vách cho nhà xưởng:

Với phần tường và vách cần đảm bảo sao cho có thể chống cháy, chống gió bụi một cách tốt nhất, để đảm bảo cho thiết bị và máy móc trong nhà xưởng.

Vật liệu để xây bao bên ngoài có thể sử dụng gạch, tôn,… để tăng khả năng chống cháy, có thể sử dụng các vật liệu như tấm cách nhiệt, tấm thạch cao,…

Không gian của nhà xưởng sau khi hoàn thành

Triển khai hệ thống hạ tầng nhà xưởng:

Hệ thống hạ tầng là những hạng mục giúp cho đảm bảo hoạt động ổn định của nhà xưởng như hệ thống thoát nước, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng cũng như đường vào kho, bãi, vị trí đậu xe bốc hàng, hạ nguyên liệu,…

Đây cũng là một phần đóng góp rất lớn vào việc một nhà xưởng đạt tiêu chẩn đáp ứng cho công tác sản xuất.

Hoàn thiện ngoại, nội thất và lắp đặt các thiết bị:

Khi hoàn thành hết tất cả các bước trên thì chúng ta tiến hành sơn cho các tường bao, hoặc sơn cách nhiệt cho các lớp tôn.

Lắp đặt hệ thống đèn trong các phân xưởng, cũng như quét sơn nền nếu chủ đầu tư có yêu cầu thiết kế.

Sau khi hoàn thành các bước trên chúng ta có thể lắp đặt thiết bị máy móc, bàn làm việc cũng như các thiết bị khác phục vụ công việc.

Xử lý và vệ sinh sau khi hoàn thành:

Cuối cùng các đơn vị thi công sẽ tiến hành dọn dẹp xung quanh, thu gom các vật liệu, phế liệu sinh ra trong quá trình thi công và tiến hành xử lý nó.

Bên cạnh đó sẽ kiểm tra lại lần cuối cùng và tổng vệ sinh sạch sẽ công trình trước khi tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Trả lời